Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc, nói và nghe trong môn Tiếng Việt 3 theo chương trình GDPT 2018
Ngày đăng: 28/03/2025 09:28
Ngày đăng: 28/03/2025 09:28
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng ở bậc Tiểu học. Học tốt Tiếng Việt sẽ giúp các em hình thành, phát triển tư duy ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp.Tùy vào độ tuổi và tính cách riêng của học sinh, thầy cô sẽ đưa ra phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học khác nhau để giúp các em học môn Tiếng Việt hiệu quả hơn.
Tiếp mạch ý tưởng của SGK Tiếng Việt Lớp 1 và Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 3 nội dung học tập được tổ chức theo mạch tương ứng với các kĩ năng ngôn ngữ, không chia tách các phân môn. Cách tiếp cận này giúp cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt gắn với thực tế giao tiếp, tạo được sự hứng thú ở người học và nâng cao hiệu quả môn học. Hệ thống chủ điểm được sắp xếp hợp lý, mỗi trang sách sẽ lần lượt dẫn dắt các em từ trải nghiệm của bản thân, đến nhà trường, gia đình, cộng đồng, thiên nhiên, đất nước,… Theo các chủ điểm, học sinh sẽ rèn luyện và phát triển các kĩ năng Đọc, viết, nói và nghe cùng các kiến thức của môn Tiếng Việt đáp ứng nhu cầu của chương trình GDPT 2018.
Xác định tầm quan trọng của Môn Tiếng Việt 3, Trường Tiểu học …. đã chọn và tổ chức chuyên đề “ Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc, nói và nghe trong môn Tiếng Việt 3 theo chương trình GDPT 2018”.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
1.1. Đối với nhà trường
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đông Hà, chính quyền địa phương về việc triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,… được nhà trường kịp thời bổ sung để đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình GDPT và đảm bảo thuận lợi cho dạy học 2 buổi/ngày.
1.2.Đối với giáo viên
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Hội đồng bộ môn cấp TP, BGH nhà trường trong quá trình thực hiện CTGDPT 2018 và thực hiện chuyên đề.
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy khối lớp 3 đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Sở và Phòng giáo dục tổ chức, có ý thức trách nhiệm cao trong công tác, tâm huyết với nghề; năng động, sáng tạo, ham học hỏi.
1.3.Đối với học sinh
- HS có đầy đủ SGK, bộ đồ dùng học tập.
- Đa số các em đều hào hứng khi được học tiết Tiếng Việt, có các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe tương đối đồng đều, biết áp dụng vào thực tiễn đời sống trong quá trình học.
- Sách giáo khoa mới có kênh hình, kênh chữ rất đẹp, lôi cuốn học sinh ham tìm tòi, học hỏi.
2. Khó khăn
- Do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, thời gian dạy học Online diễn ra khá dài trong năm học lớp 2, nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Về CSVC: Thiết bị dạy học chưa cung cấp kịp thời.
- Sĩ số học sinh trên 1 lớp khá đông nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học Môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
Phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 3 tuân thủ định hướng đổi mới phương pháp dạy học của Chương trình Tiếng Việt tiểu học (thể hiện ở công văn 3175 của Bộ GD ĐT) và chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đó là đa dạng hóa các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học
Để thực hiện tốt việc dạy học môn Tiếng Việt lớp 3, GV cần chú trọng tổ chức hoạt động đọc, viết, nói và nghe cho học sinh. GV cần nắm vững kĩ thuật thực hiện các bước: Khởi động vào bài học, giao nhiệm vụ cho học sinh, hướng dẫn học sinh học hợp tác. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả học tập và nhận xét đánh giá lẫn nhau. GV giảm thời gian nói để HS có cơ hội được tăng cường hoạt động (cá nhân, nhóm, lớp). GV chỉ hỗ trợ, không làm thay, không trả lời thay. Trong khi dạy học, GV cần chú ý tạo không khí lớp học thân thiện, gây hứng thú học tập cho học sinh. GV luôn động viên, khích lệ tinh thần học tập cho học sinh. Tạo thói quen tư duy, tính sáng tạo trong học tập cho học sinh. Cụ thể định hướng đổi mới phương pháp dạy học đối với từng hoạt động như sau:
GV có thể sử dụng nhiều hình thức đa dạng để hoạt động Khởi động sát với nội dung văn bản đọc và khơi gợi được hứng thú của HS, đáp ứng được mục tiêu giúp HS huy động hiểu biết, trải nghiệm, cảm xúc để chuẩn bị tiếp nhận nội dung văn bản đọc.
Ở bước này, GV cần linh hoạt trong quá trình tổ chức, HS không đoán được các bước tiến hành của cô giáo, nhằm tạo sự tò mò muốn khám phá của HS.
Hoạt động khởi động nhằm giới thiệu chủ đề, chủ điểm, giới thiệu bài học:
+ Chia sẻ về chủ điểm ở tiết học mở đầu mỗi bài học ( tranh SGK)
+ HS chia sẻ những điều đã trải nghiệm liên quan đến bài học. (Thể hiện trong bài dạy: HS xem video về thầy cô giáo cũ, chia sẻ với bạn những điều em nhớ nhất về thầy cô giáo cũ của mình – Thể hiện sự đa dạng hóa phương tiện dạy học.
+ Quan sát tranh minh họa dẫn dắt vào bài: Mỗi bài học GV cần lựa chọn một kĩ thuật, hình thức khác nhau, luôn luôn sáng tạo nhằm giúp học sinh suy đoán nội dung văn bản, tò mò muốn khám phá nội dung bài học (Thể hiện trong bài dạy: GV sử dụng PP Học thông qua chơi với kĩ thuật: Thấy – Nghĩ – Tự hỏi nhằm tạo thói quen tư duy cho học sinh. Làm cho HS tò mò muốn khám phá ngay bài học để trả lời cho những thắc mắc của mình).
Tùy theo nội dung từng bài học, GV tổ chức một hoạt động phù hợp với tiết học.
2. Hoạt động Đọc
Dạy đọc nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu.
2.1. Đọc thành tiếng
Đối với đọc thành tiếng phương pháp dạy học chủ yếu là GV đọc mẫu hoặc HS đọc mẫu và học sinh thực hành theo mẫu. Chú trọng luyện từ khó đọc (dễ đọc sai), cho HS luyện đọc cá nhân, nhóm. Luyện đọc câu dài, dòng thơ, khổ thơ. Luyện đọc đoạn, lời nhân vật, câu cảm có trong bài. Giúp HS hiểu nghĩa các từ khó trong bài với nhiều hình thức như kết hợp tranh ảnh, đoạn phim, qua bài tập điền nối ( VD: Câu 1 trong bài hiểu nghĩa từ phô, dập dềnh, rì rào), bằng cử chỉ điệu bộ do HS thể hiện,...
Trong mỗi giờ dạy GV cần tạo điều kiện cho học sinh được đọc nhiều lần, với nhiều hình thức khác nhau (nhóm, cá nhân). Chú trọng hình thức luyện đọc nhóm để nhiều học sinh được tham gia đọc. Tổ chức cho HS biết lắng nghe, nhận xét bạn đọc, học tập bạn đọc tốt hoặc sửa sai giúp bạn.
Tổ chức thi đọc cá nhân, nhóm tạo không khí thi đua hứng thú trong học sinh.
2.2. Đọc hiểu
Đối với đọc hiểu, có nhiều dạng bài tập và câu hỏi được đưa ra để HS hiểu về nghĩa của từ cũng như nội dung của văn bản. Phương pháp dạy học chủ yếu là GV huy động trải nghiệm, hiểu biết của học sinh có liên quan đến văn bản đọc, cho học sinh so sánh, liên hệ mở rộng; đặt câu hỏi và tổ chức đàm thoại giữa học sinh với học sinh, giữa GV với HS. Tăng cường hoạt động thảo luận nhóm, trao đổi cùng bạn trong nhóm. Tổ chức Học sinh chia sẻ trước lớp với sự điều hành chia sẻ là HS, GV chỉ là người tổ chức giám sát các hoạt động của HS, để có những điều chỉnh kịp thời nếu HS nói chưa đúng. Vận dụng các kĩ thuật trong học thông qua chơi để tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở kích thích sự hứng thú của học sinh (VD: Câu hỏi 2 trong bài tổ chức HS thi đua dán thẻ từ giữa các nhóm). Câu hỏi đọc hiểu đa dạng về kiểu loại và mức độ yêu cầu, tạo cơ hội để HS phát biểu ý kiến cá nhân, luyện cho HS thói quen và kĩ năng suy nghĩ độc lập, cách thức trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình trước tập thể. Suy nghĩ, cảm xúc của các em có thể chưa thật rõ nét và sâu sắc, diễn đạt có thể chưa mạch lạc và gãy gọn, song điều quan trọng là các em được tập luyện để hình thành thói quen tìm tòi, khám phá và phát huy sáng tạo thông qua những câu hỏi đọc hiểu nội dung, đọc hiểu hình thức văn bản và yêu cầu liên hệ, so sánh, kết nối văn bản được đọc với trải nghiệm của các em, với các sự vật, sự việc trong cuộc sống.
Trong đọc hiểu cần chú trọng rèn kĩ năng đọc thầm cá nhân có định hướng cho HS như: Đọc thầm cho biết bài văn có mấy đoạn hay bài thơ có mấy khổ thơ. Đọc thầm và suy nghĩ để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
2. Hoạt động Nói và nghe
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 3 có 2 dạng bài rèn kĩ năng nói và nghe: Nói theo chủ đề, chủ điểm và kể chuyện. Các giờ học có nội dung kể lại câu chuyện đã nghe sẽ chú trọng hơn đến yêu cầu nghe và hiểu câu chuyện.
Cấu trúc một bài học tích hợp, kết nối các hoạt động Đọc, nói và nghe quyện với nhau gắn kết về chủ đề. Những chủ điểm luyện nói gắn với nội dung bài học. Dựa vào bài đọc là chuyện của bạn, chuyện của tác giả để nói về chuyện của mình. Vậy nên bài nói của HS diễn ra theo một cảm xúc tự nhiên, nói về những gì mình đã trải qua, mình đã làm trên suy nghĩ cảm xúc của chính HS đó. GV không nên nói mẫu hay cho HS nói mẫu để tránh sự áp đặt cho HS khác. Đấy chính là dạy học theo hướng phát triển năng lực, tránh áp đặt, tránh rập khuôn cải thiện tình trạng nói, viết theo mẫu.
Khi dạy nói và nghe trong môn Tiếng Việt để tạo mọi điều kiện cho mọi học sinh được thực hành nói, GV linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động học tập như: Yêu cầu HS nói cho nhau nghe (nói theo cặp, nhóm để tăng cơ hội bạn nào cũng được nói) hoặc cho học sinh trình bày nói trước nhóm, lớp. Tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận về nội dung bài nói của bạn.
Để phát triển kĩ năng nói, GV cần định hướng cho HS nói đúng chủ đề, nói trôi chảy, mạch lạc. Trong trình bày trước nhóm, lớp cần kết hợp ánh mắt, cử chỉ để phần chia sẻ sinh động hơn. Muốn vậy GV cần đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý. Sử dụng sơ đồ tư duy minh họa cho các nội dung cần thể hiện trong bài nói nhằm giúp HS nói đúng ý, đủ ý và tránh việc sắp xếp ý lộn xộn. (Thể hiện trong bài: GV sử dụng hệ thống câu hỏi gợi ý: Đó là giờ học môn nào? Trong giờ học đó em tham gia hoạt động nào? Em thích nhất hoạt động nào? Vì sao? Em cảm nhận như thế nào về giờ học đó ? Các câu hỏi gợi ý được GV thể hiện bằng sơ đồ tư duy.)
Để phát triển kĩ năng nghe cho HS GV cần hướng dẫn HS biết cách lắng nghe để chia sẻ cùng bạn, thái độ tôn trọng người nói và kĩ năng phản hồi tích cực. (VD: Sau khi trình bày hỏi lại các bạn: Tớ nói có hay không, tớ nói có đúng chủ đề không ? Đố các bạn giờ học mà tớ thấy thú vị là giờ học gì ?). Tạo thói quen cho HS đưa ra câu hỏi phản hồi những chia sẻ của bạn (VD: Hoạt động mà bạn yêu thích trong giờ học là hoạt động nào? Ngoài giờ học đó bạn còn thích giờ học nào nữa không? …)
Cụ thể: Qua các hoạt động ở trong tiết dạy minh họa bài “ Bàn tay cô giáo” tiết 1+2 do cô giáo Nguyễn Thị Hằng thể hiện
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua thời gian khảo nghiệm tại lớp 1…, tôi đã nhận thấy các em có nhiều sự thay đổi đáng mừng. Kết quả học tập của các em cũng tiến bộ hằng ngày. Có nhiều em ban đầu rụt rè, nhút nhát nhưng khi tham gia chơi hoặc đóng vai nhiều lần các em mạnh dạn hơn, nói rõ ràng, chững chạc hơn rất nhiều. Tuy chưa phải là hoàn thiện nhưng cũng đánh giá được phần nào về tính khả thi của biện pháp. Tôi tiếp tục nghiên cứu và áp dụng đề tài này trong thời gian tiếp theo và mong muốn đến cuối năm sẽ có kết quả tốt hơn nữa. Dưới đây là kết quả khảo sát :
Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng các biện pháp:
TSHS |
Số học sinh có kĩ năng nghe-nói tốt |
Số học sinh có kĩ năng nghe-nói trung bình |
Số học sinh chưa có kĩ năng nghe-nói |
|||
SL |
TL |
SL |
TL |
SL |
TL |
|
35 |
|
|
|
|
|
|
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng các biện pháp:
TSHS |
Số học sinh có kĩ năng nghe-nói tốt |
Số học sinh có kĩ năng nghe-nói trung bình |
Số học sinh chưa có kĩ năng nghe-nói |
|||
SL |
TL |
SL |
TL |
SL |
TL |
|
35 |
23 |
|
10 |
|
2 |
|
Kết quả đánh giá giữa học kì 1:
TSHS |
Môn Tiếng Việt |
|||||
Tốt |
Đạt |
Cần cố gắng |
||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|
35 |
|
|
|
|
|
|
V. KẾT LUẬN
Hy vọng với những giải pháp cụ thể, sát thực tiễn nêu trên, công tác dạy học, và chất lượng học tập môn Tiếng Việt của học sinh tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu sẽ ngày càng được nâng cao. Đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trên đây là báo cáo lý thuyết chuyên đề về “ Dạy kĩ năng Đọc, Nói và nghetrong môn Tiếng Việt lớp 3 chương trình GDPT 2018”, của trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Kính mong Phòng GD-ĐT thành phố Đông Hà, CBQL và GV các trường Tiểu học trên địa bàn, góp ý bổ sung thêm để quá trình thực hiện được tốt hơn.
2. Ý kiến đề xuất
Nhà trường cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học hiện đại, máy chiếu, ti vi, đặc biệt là Internet,… để giáo viên có cơ hội học tập cũng như chuyển tải những tin thức, những video, bài học bổ ích cho học sinh trong các giờ học.
Các bậc phụ huynh cần quan tâm chắc sóc con em mình nhiều hơn, cố gắng trang bị cho các cháu phương tiện học tập. Cần nhắc nhở các cháu học tập nghiêm túc ở nhà như ở trường và thường xuyên giữ liên lạc với thầy, cô để cùng giáo dục con em mình.
Trên đây là nội dung biện pháp mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua, rất mong nhận được những ý kiến chân thành từ hội đồng khoa học và các bạn đọc để tôi hoàn thiện nội dung./.
Một số trò chơi tích cực giúp học sinh học tốt bộ môn Âm nhạc ở Trường Tiểu học
06/04/2025 14:28
Một số trò chơi tích cực giúp học sinh học tốt bộ môn Âm nhạc ở Trường Tiểu học
Một số giải pháp dạy toán phép chia có dư ở tiểu học
02/04/2025 14:46
Một số giải pháp dạy toán phép chia có dư ở tiểu học
Lồng ghép một số trò chơi nhỏ trong bài dạy thể dục nhằm tạo hứng thú cho học sinh
01/04/2025 16:44
Lồng ghép một số trò chơi nhỏ trong bài dạy thể dục nhằm tạo hứng thú cho học sinh
Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 5A4
31/03/2025 17:06
Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 5A4
Một số giải pháp vận phương pháp nhóm giúp học sinh dân tộc thiểu số phát huy kĩ năng làm việc nhóm
30/03/2025 07:53
Một số giải pháp vận phương pháp nhóm giúp học sinh dân tộc thiểu số phát huy kĩ năng làm việc nhóm.
Một số giải pháp phát triển kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5
30/03/2025 11:02
Một số giải pháp phát triển kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5
Một số biện pháp phát huy tính tự chủ, tự giác, sáng tạo ở học sinh lớp 5
30/03/2025 20:22
Một số biện pháp phát huy tính tự chủ, tự giác, sáng tạo ở học sinh lớp 5
29/03/2025 14:32
Một số biện pháp dạy môn Lịch sử lớp 5 theo hướng phát triển năng lực giúp học sinh yêu thích môn học Lịch sử