Một số biện pháp phát huy tính tự chủ, tự giác, sáng tạo ở học sinh lớp 5
Ngày đăng: 30/03/2025 20:22
Ngày đăng: 30/03/2025 20:22
I.PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài
Đã là một người giáo viên thỉ hẳn ai cũng biết đến câu nói: “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai.” Trẻ em chính là tương lai của đất nước. Một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào thế hệ ấy.
Sinh thời Bác Hồ đã nói trẻ em là những mầm non là những người chủ tương lai của đất nước. Bác nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập.”
Ngày mai đất nước ta có phồn vinh, dân tộc có tự cường, tự lập hay không thì do nhiều yếu tố như gia đình, nhà trường, xã hội ngày hôm nay quyết định. Trong đó nền giáo dục đóng một vai trò đặc biệt quan trọng hình thành và phát triển mọi tri thức, nhân cách, đạo đức ở mỗi con người với nhiều cấp học từ bậc mầm non đến bậc đại học. Bậc Tiểu học là bậc học đặt những viên gạch tri thức đầu tiên để tạo nền móng xây nên những bức tường tri thức ở các cấp học sau và mỗi thầy giáo, cô giáo là một người thợ đặt những viên gach đầu tiên ấy. Như vậy để có móng chắc thì không chỉ có nguyên vật liệu tốt mà còn phải có kĩ thuật tốt.
Mặt khác để thực hiện được những mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông được nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng cộng sản Việt Nam về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là: Đào tạo đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, phải tạo cho được chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo, khắc phục cơ bản yếu kém kéo dài đang gây bức xúc trong xã hội, Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, có hiểu biết, có kĩ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt làm việc hiệu quả, thực học, thực nghiệp.
Từ những vấn đề trên tôi nhận thấy nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục đó là không chỉ cung cấp cho các em tri thức, kĩ năng cơ bản là đọc, viết, tính toán mà phải hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện: đó là con người vừa có tài vừa có đức, biết yêu gia đình, yêu Tổ quốc, phát huy tối đa tiềm năng và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân vì thế tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp phát huy tính tự chủ, tự giác, sáng tạo ở học sinh lớp 5.” Cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a/ Mục tiêu:
Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm tôi thực hiện đề tài với mục tiêu sau:
-100% học sinh của lớp đạt về năng lực và phẩm chất của người học sinh
-100% học sinh của lớp hoàn thành chương trình Tiểu học
- Phát huy tối đa tiềm năng sẵn có trong mỗi học sinh.
- Phát huy tối đa tính tự chủ, tự giác, sáng tạo trong học tập ở mỗi học sinh.
- Giúp các em làm chủ kiến thức, có khả năng đánh giá bản thân và đánh giá người khác.
-Tạo niềm tin cho học sinh và gia đình đối với công tác giáo dục.
-Tạo sự đoàn kết trong tập thể học sinh.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
b/ Nhiệm vụ
- Tìm ra biện pháp mới giúp nâng hiệu quả trong công tác giảng dạy, khắc phục những sai sót trong các biện pháp đã sử dụng.
- Ứng dụng cho bản thân và cho tập thể giáo viên khác trong trường.
3/ Đối tượng nghiên cứu
- Để công tác chủ nhiệm và giảng dạy đạt hiệu quả cao bản thân tôi đã chọn đối tượng nghiên cứu là:
+ Học sinh lớp 5B năm học 2021- 2022 trường Tiểu học Lý Tự Trọng
+ Các giải pháp giáo dục của người giáo viên trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp.
4/ Giới hạn của đề tài
- Các giải pháp giáo dục của người giáo viên trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp.
- Học sinh khối lớp 5 năm học 2021-2022
5/ Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp điều tra.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp đối chứng.
-Phương pháp thực hành.
-Tổng kết, đúc kết kinh nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
1/ Cơ sở lý luận
Xét về đặc điểm tâm lí trẻ học sinh Tiểu học thì thường có tâm trạng vô tư, sảng khoái, vui tươi, đó cũng là điều kiện thuận lợi để giáo dục cho các em những chuẩn mực đạo đức cũng như hình thành những phẩm chat trí tuệ cần thiết.
Xét về đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học: khi bước từ bậc mầm non lên các em chuyển từ hoạt động vui chơi làm chủ đạo sang hoạt động học tập làm chủ đạo, ở các lớp đầu cấp tư duy của các em chủ yếu là trực quan sinh động, đến lớp 4 và lớp 5 học sinh bắt đầu chuyển hoạt động học tập đóng vai trò chủ đạo và tư duy của các em cũng chuyển từ trực quan sinh động sang trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng phân tích tổng hợp bắt đầu phát triển, các em bắt đầu bộc lộ ý thức tự giác, điểm mạnh của bản thân, hào hứng tích cực học tập cái mới, thích tự chủ hơn là bắt buộc, thích thực hành những điều đã học vào thực tế cũng như khám phá tri thức từ nhiều kênh khác nhau.
Một đặc điểm của học sinh nói chung và đặc điểm của học sinh Tiểu học nói riêng thay vì áp đặt học sinh thì ta tìm cách tạo cho học sinh có hứng thú học để học sinh tự giác hay chủ động học thì sẽ thu được kết quả cao hơn.
Lớp học có 40 học sinh là 40 tính cách khác nhau, tiểm năng ở mỗi học sinh là khác nhau. Nhiệm vụ của các nhà giáo dục là khơi gợi, phát hiện và bồi dưỡng giúp các em phát huy tối đa những tiềm năng đó. Điều đó đóng góp rất lớn trong việc các em có định hướng nghề nghiệp sau này.
Mặt khác đặc thù ở bậc Tiểu học giáo viên chủ nhiệm cũng đồng thời là giáo viên giảng dạy nhiều môn học ở lớp đó nên có điều kiện gần gũi, tiếp xúc nhiều với học sinh so với các giáo viên bộ môn đó là một thuận lợi trong việc chúng ta phát hiện và bồi dưỡng khả năng học tập cũng như giao tiếp hay điều chỉnh các mặt về phẩm chất ở mỗi học sinh.
Để học sinh phát triển toàn diện thì đòi hỏi mỗi một giáo viên không chỉ có tri thức về mọi mặt, về mặt tâm lý giáo dục mà phải còn có cả kĩ năng sư phạm cần thiết, áp dụng sáng tạo các phương pháp giáo dục. Luôn luôn tìm tòi những biện pháp giáo dục phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Giúp các em bộc lộ và phát triển tối đa những tiềm năng của bản thân, tạo cho các em hứng thú trong học tập, tạo cơ hội cho các em phát huy khả năng sáng tạo.
2/ Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy, tôi thấy thực tế có một số vấn đề như sau:
2.1/ Về phía giáo viên
a/ Giáo viên quá đặt nặng kiến thức.
Tâm lí giáo viên khi giảng dạy ai cũng mong học sinh của mình học tốt và lo lắng tìm mọi cách cố gắng giúp đỡ, phụ đạo giúp đỡ các em theo tiêu trí của mình mà bỏ quên mất việc phát huy năng lực sẵn có ở học sinh.
Ví dụ: có một số học sinh khả năng về tính toán hay giải toán có lời văn còn ở mức cần cố gắng nhưng lại có năng khiếu tốt về múa, hát. Lẽ ra giáo viên vừa phải hướng, dẫn phụ đạo cho em đó đạt môn toán ở mức chuẩn, vừa khích lệ để em đó phát huy khả năng múa hát. Nhưng giáo viên lại luôn tìm mọi cách để học sinh đó phải học môn Toán cho đạt bằng với bạn ở cuối mức hoàn thành, làm cho em học sinh đó không tự tin ở bản thân, luôn thấy mình kém hơn so với các bạn mải tập trung lo học môn Toán mà quên mất mình hát rất hay.
b/ Giáo viên chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh khi học bài ở nhà.
Thông thường sau khi học xong một bài học trên lớp giáo viên thường giao nhiệm vụ học tập khi ở nhà như học thuộc bài cũ, xem trước bài mới tiết học sau và không quên kiểm tra lại việc thực hiện nhiệm vụ đó. Vì vậy khiến mục tiêu học tập của học sinh khi ở nhà là để cô kiểm tra cho nên học với thái độ bắt buộc, học cho có, học để tránh bị cô nhắc nhở và nhiều em học sinh không thích học và nhất định không học bài cũ nên thu được hiệu quả chưa cao.
2.2/ Về thực trạng học sinh năm học 2021 - 2022
Năm học 2023-2024 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2/13, với sĩ số lớp là 47 em, trong đó có 1 học sinh là học sinh dân tộc thiểu số. Thông qua việc thảo luận với giáo viên dạy năm trước phát hiện thấy ở học sinh còn một số mặt tồn tại như sau:
a/ Học sinh chưa phát huy được phẩm chất chăm chỉ, tự giác.
Học sinh tuổi còn nhỏ khó tránh khỏi đôi lúc các em còn lười biếng hay ham vui bê trễ việc học tập hoặc chưa cố gắng hết mình, đôi lúc học cho xong soạn sách vở qua loa nên khi đến lớp vẫn còn tình trạng chưa xem trước và chuẩn bị cho bài hôm sau, quên sách vở, đồ dùng học tập.
b/ Học sinh còn có tính ỉ lại
Ở lớp ngoài những hoạt động học mà mỗi cá nhân tự hoàn thành thì còn một số hoạt động theo nhóm, tổ - một số học sinh đã hợp tác tốt với bạn nhưng còn một số em còn ỉ lại cho bạn, không chịu suy nghĩ tìm tòi, như vậy chưa phát huy được tính tự chủ, tự giác của bản thân và chưa hợp tác trong học tập.
c/ Học sinh còn bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin.
Ngày nay sự phát triển chóng mặt của Khoa công nghệ thông tin, đời sống người dân nâng cao nên 50% các hộ gi/.a đình người dân đã kéo được mạng Internet, có ti vi thông minh, máy vi tính. Số gia đình ở sâu hơn đường dây mạng internet chưa đến được thì đều có điện thoại thông minh chạy bằng sóng 3G, 4G điều đó giúp các em được tiếp xúc với công nghệ sớm.
d/ Về tình hình học tập chung của các em
a/ Về học tập
TSHS |
Hoàn thành tốt |
Tỉ lệ |
Hoàn thành |
Tỉ lệ |
Cần cố gắng |
Tỉ lệ |
40 |
12 |
30% |
27 |
67,5% |
1 |
2,5% |
b/Năng lực
Tổng số HS |
Tốt |
Tỉ lệ |
Đạt |
Tỉ lệ |
Chưa đạt |
Tỉ lệ |
40 |
25 |
62,5% |
15 |
37,5% |
0 |
0% |
c/ Về phẩm chất
Tổng số HS |
Tốt |
Tỉ lệ |
Đạt |
Tỉ lệ |
Chưa đạt |
Tỉ lệ |
40 |
25 |
62,5% |
15 |
37,5% |
0 |
0% |
2.3/ Về thực trạng các thông tin trong sách giáo khoa.
a/ Các thông tin đã không còn đúng với thực tế.
Chủ chương thay sách giáo khoa của Bộ giáo dục năm 2000 và bộ sách giáo khoa lớp 5 hiện tại học sinh đang học xuất bản năm 2004 nên có nhiều bài số liệu đã không phù hợp với thực tế thời điểm giảng dạy đặc biệt là đối với phần kinh tế và dân số ở môn Địa Lí.
Ví dụ1 : Bài 8. Dân số nước ta (sách giáo khoa trang 81)
Ta thấy Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á được thống kê từ năm 2004 là:
BẢNG SỐ LIỆU DÂN SỐ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Năm 2004)
STT |
Tên nước |
Số dân ( triệu người) |
STT |
Tên nước |
Số dân (triệu người) |
1 2 3 4 5 6 |
In-đô-nê-xi-a Phi-lip-pin Việt Nam Thái Lan Mi-a-ma Ma-lai-xi-a |
218,7 83,7 82,0 63,8 50,1 25,6 |
7 8 9 10 11 |
Cam -pu-chia Lào Xin-ga-po Đông-ti-mo Bru-nây |
13,1 5,8 4,2 0,8 0,4 |
Năm 2019 chỉ còn dân số của nước Bru-nây là giữ nguyên là 0,4 triệu người còn lại 10 nước khác số dân đã thay đổi.
Ví dụ 2: Bài Châu Á (tiếp theo) Sách giáo khoa trang 105 – 106.
Ta thấy: Lược đồ kinh tế một số nước châu Á.
|
Hình 5: Lược đồ kinh tế một số nước châu Á.
Nhìn vào lược đồ ta thấy công nghệ sản xuất ô tô chỉ có ở các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhưng đến năm 2020 đã có 17/41 nước sản xuất được ô tô. Sự thay đổi phát triển từng ngày của nền kinh tế nếu giáo viên và học sinh không cập nhật thì bài học sẽ không phù hợp với thực tế.
b/ Tư liệu trong sách giáo khoa không đủ để minh họa cho nội dung kiến thức.
Sách giáo khoa in ấn và phát hành chỉ được những nội dung cơ bản và một số hình ảnh minh họa chỉ mang tính đại diện nên đối với một số bài học các tư liệu, hình ảnh trong sách giáo khoa không sống động điều đó làm giảm đi hứng thú trong quá trình học của học sinh.
Ví dụ 3: Trong phân môn Lịch sử bài 10. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập (Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí trang 21, 22) ngoài một số nội dung cơ bản mà sách giáo khoa cung cấp thì còn có hai bức tranh: Hình 1 trang 21 và hình 2 trang 22.
Hình 1. Quảng trường Ba Đình, Hà Nội (ngày 2-9-1945)
Hình 2: Bác hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945)
Dựa vào đó học sinh nắm bài qua kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa và thông qua cách tổ chức và truyền tải của giáo viên. Điều đó chưa đủ vì nó không làm sống động được khung cảnh lúc bấy giờ, học sinh không được nghe trực tiếp giọng nói truyền cảm và ấm áp, thân thiện của Bác Hồ, làm cho việc ghi nhớ bài chưa sâu và giảm hiệu quả bài học.
2.4 /Về phía phụ huynh
a/ Chưa hướng được cho con sử dụng mạng internet một cách khoa học, hiệu quả.
Thời buổi khoa học công nghệ phát triển mạnh đa phần các gia đình rất quan tâm đến con em mình, cho con em tiếp cận quá nhiều với mạng internet mà không chắt lọc hướng cho con em sử dụng những nội dung hữu ích mà để các em xem đủ thứ trong đó có những vấn đề không lành mạnh, học theo những trò bạo lực trong game. Việc đó không chỉ ảnh hưởng đến học tập mà còn ảnh hưởng tới phẩm chất đạo đức của học sinh.
b/ Phụ huynh còn có quan điểm coi trọng môn này mà không coi trọng môn kia
Đại đa số các bậc phụ huynh coi trong các môn học như Toán và Tiếng Việt nên chỉ chú trọng quan tâm, nhắc nhở hay kiểm tra đối với các môn học đó điều này tạo cho học sinh thói quen chỉ chú trọng học Toán và Tiếng Việt mà không trú trọng hoặc học qua loa các môn học còn lại như Khoa Học, Địa Lí và Lịch Sử, Đạo Đức, …. Việc đó ảnh hưởng lớn đến sự phát huy một số năng lực đặc thù theo môn học của học sinh.
c/ Điều kiện kinh tế khó khăn
Một số gia đình vì điều kiện kinh tế khó khăn nên bố mẹ đều đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà nên việc nhắc nhở, khích lệ con em không kịp thời.
3/ Nội dung và hình thức của giải pháp
Qua việc tìm hiểu và nắm bắt được các thông tin trên giúp tôi nắm được thực trạng của học sinh trong lớp, và tôi bắt đầu tìm tòi và lựa chọn những giải pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao tối đa hiệu quả giáo dục.
a/ Mục tiêu của giải pháp
- Để giúp học sinh phát huy tính tự chủ, tự giác đối với việc học bài khi ở nhà, học sinh sử dụng kênh thông tin trên tivi, internet, sách báo nhằm phục vụ và mở rộng bài học. Phát huy tính tự chủ, tự giác, sáng tạo thông qua sinh hoạt chủ điểm. Khơi gợi và phát huy tối đa mọi năng lực, phẩm chất của học sinh.
b/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
*Giải pháp 1:Tự nâng cao nhận thức bản thân.
Để nâng cao chất lượng giáo dục trước hết tôi thấy mình còn đặt nặng kiến thức mà chưa phát huy tối đa được các năng lực sẵn có của học sinh. Tôi đã tự khắc phục khiếm khuyết đó bằng cách:
+ Chăm chỉ học hỏi tích lũy kinh nghiệm từ các đồng nghiệp trong trường.
+ Thường xuyên bồi dưỡng năng lực thông qua nhiều kênh truyền thông.
+ Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
+ Áp dụng công nghệ khoa học thông tin vào giảng dạy.
*Giải pháp 1: Biện pháp giúp học sinh phát huy tính tự chủ, tự giác với việc học bài ở nhà
Mức tiếp thu bài học của mỗi học sinh trong lớp là khác nhau và mỗi em đều có mặt
mạnh, mặt yếu khác nhau và từ việc tìm hiểu thực trạng của học sinh trong lớp tôi đã
mạnh dạn sử dụng một số giải pháp sau:
Thực tế qua nhiều năm giảng dạy ta đều thấy nhiều học sinh đến lớp nhưng không thuộc bài cũ do nhiều nguyên nhân: em thì ham chơi, em thì mải xem tivi, em thì không chú trọng học môn học đó, …Để khắc phục được vấn đề trên năm học 2020 – 2021 tôi đã biến việc kiểm tra bài cũ thành một trò chơi mà ở đó học sinh thực sự làm chủ trò chơi đó, giáo viên chỉ là người theo dõi điều chỉnh nếu thấy không phù hợp. Kết quả trò chơi được ghi nhận vào Sổ theo dõi của mỗi cá nhân.
Tôi đã tiến hành thực hiện trên các môn như: Lịch sử, Địa lí, Khoa học, Đạo đức.
Trò chơi có tên là “Trò chơi hỏi đáp”
Cách thực hiện như sau: Sau mỗi bài học học sinh dựa vào các hoạt động của bài học để phân chia phần bài cho các tổ ra câu hỏi.
Ví dụ: Bài gồm 3 hoạt động thì mỗi tổ ra câu hỏi cho một hoạt động. Nếu bài chỉ có 2 hoạt động thì học sinh sẽ cắt hoạt động dài chiay.
- Phát huy khả năng sáng tạo trong việc xây dựng tình huống, hay hành động liên quan đến bài học.
- Thông qua trò chơi giáo viên nắm được việc học sinh học bài ở nhà và tiếp thu kiến thức ra sao từ đó có biện pháp nhắc nhở hay điều chỉnh.
*Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng kênh thông tin trên internet, ti vi để phục vụ và mở rộng bài học.
- Như phần thực trạng tôi đã phân tích vấn đề kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa có bài thì không còn đúng thực tế hiện tại, có bài thì còn mang tích đơn điệu không tạo được sự cuốn hút học sinh vào bài học hoặc học sinh sẽ ghi nhớ chưa sâu. Tất nhiên là giáo viên ai cũng hiểu là bản thân phải tìm hiểu thêm các tài liệu để cung cấp một cách đầy đủ cho học sinh nhưng như vậy học sinh tiếp thu các kiến thức đó một cách thụ động. Để phát huy được tính tự chủ của học sinh với bài học tôi đã hướng dẫn cho học sinh tự tìm hiểu nguồn kiến thức đó qua các kênh thông tin. Như mạng internet, ti vi, báo. Cách làm như sau:
Sau mỗi bài học tôi không quên dặn dò học sinh chuẩn bị cho bài mới đối với các bài cần các thông tin ngoài sách giáo khoa tôi dặn học sinh tìm hiểu thêm qua mạng internet hoặc tivi, báo rồi ghi lại các số liệu hoặc tình hình mới. Đến tiết học vẫn giới thiệu số liệu mà sách giáo khoa cung cấp và nói với học sinh số liệu đó được cập nhật từ năm 2004, đến nay đã có sự thay đổi và yêu cầu học sinh báo cáo số liệu các em đã tìm hiểu. Giáo viên theo dõi điều chỉnh nếu thông tin sai.
Ví dụ: Để học sinh chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức Địa lí : Bài 8. Dân số nước ta (sách giáo khoa trang 81) Tôi đã yêu cầu học sinh về tìm hiểu số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2020
BẢNG SỐ LIỆU DÂN SỐ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Năm 2004)
STT |
Tên nước |
Số dân (triệu người) |
STT |
Tên nước |
Số dân ( triệu người) |
1 2 3 4 5 6 |
In-đô-nê-xi-a Phi-lip-pin Việt Nam Thái Lan Mi-a-ma Ma-lai-xi-a |
218,7 83,7 82,0 63,8 50,1 25,6 |
7 8 9 10 11 |
Cam -pu-chia Lào Xin-ga-po Đông-ti-mo Bru-nây |
13,1 5,8 4,2 0,8 0,4 |
Sau khi học sinh quan sát và đọc bảng số liệu trên tôi cho học sinh báo cáo thông tin tìm hiểu thông qua internet và thu thập được bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á năm 2019 như sau:
BẢNG SỐ LIỆU DÂN SỐ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Năm 2020)
STT |
Tên nước |
Số dân ( triẹu người) |
STT |
Tên nước |
Số dân ( triệu ngươi) |
1 2 3 4 5 6 |
In-đô-nê-xi-a Phi-lip-pin Việt Nam Thái Lan Mi-a-ma Ma-lai-xi-a |
270,6 108,4 96,2 69,6 54,0 31,9 |
7 8 9 10 11 |
Cam -pu-chia Lào Xin-ga-po Đông-ti-mo Bru-nây |
16,4 7,1 5,8 1,2 0,4 |
- Từ bảng số liệu năm 2019 học sinh so sánh đối chiếu kết quả từ đó nhận thức được thời điểm hiện tại dân số Việt Nam là 96,2 triệu người tăng so với năm 2004 là 14,2 triệu dân và đứng thứ ba trong số các nước Đông Nam Á.
Cũng cách làm đó áp dụng với bài Châu Á (tiếp theo) sách giáo khoa trang 105 – 106. Học sinh tìm hiểu và báo cáo số liệu dưới sự điều khiển của giáo viên học sinh rút ra được ngành công nghiệp của các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh mẽ năm 2019 không chỉ có 3 nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản sản xuất được ô tô, mà đã có 17 nước sản xuất được ô tô trong đó có Việt Nam đã sản xuất được ô tô và cho ra mắt sản phẩm ô tô từ tháng 10 năm 2018.
Học sinh sử dụng kênh thông tin trên trên internet không chỉ phục vụ cho các bài học về số liệu trong môn Địa Lí mà còn sử dụng hiệu quả trong các bài ở môn lịch sử.
Ví dụ: khi học Lịch sử Bài: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập (Sách giáo khoa Lịch Sử và Địa Lí trang 21, 22). Tôi đã hướng dẫn học sinh tìm và xem video về “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập”. Việc học sinh xem đoạn video đó không những giúp học sinh cảm nhận được không khí vui tươi của ngày đó như thế nào? Mà học sinh còn được nghe giọng nói trầm ấm, trang nghiêm, thân thiện của Bác Hồ khi đọc bản tuyên ngôn độc lập. Khi học các em mô tả lại quang cảnh của buổi lễ sống động hơn, có nhiều cảm xúc với bài học hơn từ đó các em thêm yêu thích môn học và chăm chỉ tìm tòi.
Tận dụng kênh thông tin qua internet không chỉ giúp phục vụ cho nội dung bài học mà còn có thể sử dụng cho việc mở rộng kiến thức và tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.
* Sử dụng cho việc mở rộng kiến thức.
Ví dụ: học bài Đường Trường Sơn (Sách giáo khoa Lịch Sử và Địa Lí trang 47, 48) yêu cầu học sinh tìm bài hát, bài thơ hay câu chuyện về chiến sĩ Trường Sơn. Khi học xong bài học có thể cho học sinh thi đua đọc lời bài hát, bài thơ hay kể chuyện về chiến sĩ Trường Sơn. Như vậy vừa giúp học sinh khắc sâu bài học vừa hiểu bài hát hay bài thơ đó sáng tác năm nào và gắn với lịch sử đất nước ra sao?
* Sử dụng cho việc tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.
Bệnh Covid-19 là một bệnh nguy hiểm và có sức lây lan rất mạnh. Để đẩy lùi được dịch bệnh thì mỗi chúng ta không chỉ làm tốt nhiệm vụ giáo dục và còn phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh đến từng học sinh, từng người dân.
Thực hiện công tác tuyên truyền không chỉ giáo viên mà mỗi học sinh cũng là một nhà tuyên truyền, đối với lớp tôi đã thực hiện như sau.
Lập hệ thống câu hỏi phát đến từng học sinh. Và yêu cầu học sinh về nhà tự tìm câu trả lời qua các kênh thông tin phát trên ti vi, mạng internet tin nhắn của của Bộ y tế qua điện thoại. Đồng thời giáo viên cũng sử dụng các kênh thông tin đó để có đáp án các câu hỏi.
Hệ thống câu hỏi:
Câu1.Tác nhân gây ra bệnh COVID – 19 là gì?
Câu 2. Bệnh có tính chất nguy hiểm như thế nào?
Câu 3. Bệnh COVID-19 lây lan như thế nào?
Câu 4: Khoảng cách an toàn là bao nhiêu?
Câu 5. Bạn nên làm gì để phòng tránh dịch COVID – 19
Câu 6. Bạn hãy mô tả cách đeo và tháo khẩu trang đúng cách?
Câu 7. Bạn hãy mô tả 6 bước rửa tay để phòng chống dịch COVID-19
….
Câu hỏi được lập và phát cho học sinh vào thứ sáu tuần này thực hiện vào tiết sinh hoạt của thứ sáu tuần kế tiếp thông qua trò chơi “Ai phòng dịch giỏi”. Trong quá trình học sinh chơi trò chơi giáo viên theo dõi – điều chỉnh nếu học sinh lấy thông tin sai.
Thông qua việc sử dụng giải pháp trên tôi thu được những kết quả như sau:
- Học sinh hiểu bài và khắc sâu kiến thức bài học.
- Chủ động tiếp thu kiến thức của bài học.
- Tận dụng hiệu quả nguồn thông tin đa dạng từ các thiết bị truyền thông sẵn có trong gia đình phục vụ cho việc học tập.
- Giúp các em từng bước tiếp cận khoa học công nghệ.
- Chăm chỉ, tự giác trong học tập.
- Nâng cáo ý thức phòng chống dịch.
*Giải pháp 4: Phát huy tính tự chủ, tự giác, sáng tạo thông qua sinh hoạt theo chủ điểm.
Để giúp học sinh phát huy tối đa năng lực sáng tạo thì không chỉ ở các bài học mà còn thông qua các tiết sinh hoạt theo chủ điểm.
Thông thường hàng tháng đều có những chủ điểm lớn như: “ Uống nước, nhớ nguồn”, “Giữ gìn truyền thống dân tộc”, “Mừng Đảng, mừng xuân”, ….
Nếu chỉ phát huy tinh thần học tập để chào mừng chủ điểm trong tháng thì không tạo được dấu ấn cho học sinh về chủ điểm đó.
Theo quan điểm của tôi thực hiện theo chủ điểm học sinh không chỉ là học tập mà còn phải tìm hiểu những vấn đề liên quan đến chủ điểm và có những hoạt động, việc làm cụ thể để giúp cho học sinh ghi nhớ, vừa phát huy năng lực tự chủ và sáng tạo.
Để làm được điều đó đối với lớp tôi đang giảng dạy. Tôi tiến hành thực hiện chủ điểm theo tuần và các chủ điểm của tuần thì có nội dung theo chủ điểm lớn của tháng.
* Bước 1: Lập chủ điểm theo từng tuần. Nội dung chủ điểm của tuần mang nội
dung của chủ điểm tháng. Tuy nhiên tùy theo tình hình thực tế có thể đan xen những chủ để có tính chất “nóng” và cần thiết để an toàn cho học sinh như tuyên truyền về an toàn giao thông, cách phòng chống dịch bệnh, phòng tránh xâm hại, giúp đỡ vùng bị thiên tai,…
* Bước 2: Tổ chức các trò chơi có tính chất thi đua có nội dung theo chủ điểm tuần đó.
Thời gian: tổ chức sinh hoạt vào tiết sinh hoạt lớp và hoạt động ngoại khóa.
Ví dụ: Tuần 24 học sinh thực hiện chủ đề “Em yêu mẹ và cô giáo”
Cuối tiết sinh hoạt lớp của Tuần 23 tôi đưa ra chủ điểm của tuần 24. Chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm cắm hoa, nhóm vẽ tranh và nhóm sưu tầm thơ, chuyện theo chủ đề ngày 8/3.
Học sinh tự chọn vào nhóm theo sở thích và năng khiếu của mình và các em có 1 tuần để chuẩn bị cho phần thể hiện của nhóm mình.
Giáo viên quán triệt: vật liệu là những thứ sẵn có các em chỉ sưu tầm không mua.
Nhóm sưu tầm thơ các em có thể tìm hiểu qua mạng internet rồi viết những bài thơ, truyện theo chủ đề vào nháp, giấy dán sử dụng giấy mua trích từ quỹ hoạt động của lớp.
Nhóm cắm hoa thì sưu tầm giỏ hoa cũ hoặc tấm xốp cũ, còn hoa lấy từ hoa sẵn có trong gia đình em nào có hoa gì thì cầm hoa đó.
Nhóm vẽ tranh sử dụng màu các em thường dùng hàng ngày, còn giấy thì sử dụng giấy mua trích từ quỹ hoạt động của lớp.
Trước khi trình bày sản phẩm của nhóm các em có 15 phút để chuẩn bị và 3 phút để giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình.
Dưới đây là hình ảnh các em chuẩn bị cho sản phẩm của nhóm mình
Nhóm sưu tầm thơ:
Sản phẩm của các nhóm:
Nhóm sưu tầm thơ: đã sưu tầm được 35, đoạn, bài thơ, 2 câu chuyện có chủ đề về ngày 8/3
Sản phẩm của nhóm cắm hoa: n phẩm của nhóm vẽ tranh:
Sả
Kết thúc phần sinh hoạt giáo viên nhận xét đánh giá lại nội dung, tinh thần học tập và hoạt động của các em.
Thông các hoạt động của sinh hoạt theo chủ điểm tôi thu được kết quả như sau:
- Biết sử dụng mạng internet để tìm kiếm thông tin.
- Học sinh tích cực, chủ động chuẩn bị hoạt động.
- Phát huy khả năng sáng tạo, năng khiếu của học sinh.
- Phát huy năng lực hợp tác nhóm.
- Phát huy khả năng giao tiếp, kĩ năng trình bày một vấn đề.
- Hiểu thêm ý nghĩa của ngày 8/3 và thêm yêu quý bà, mẹ.
- Tạo niềm vui cho học sinh từ đó học sinh thêm yêu mến trường lớp.
*Giải pháp 5: Phối hợp với các lực lượng khác để theo dõi sự tiến bộ của học sinh.
Việc thực hiện tốt giải pháp 2,3,4 phát huy nhiều mặt tích cực của học sinh nhưng cũng có mặt tồn tại khổng nếu không có sự kiểm soát, có thể học sinh sẽ lợi dụng việc đó chơi game hoặc xem những chương trình không lành mạnh trên internet, khắc phục vấn đề này tôi đã kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh bằng nhiều cách khác nhau:
Tại cuộc họp giải thích cho phụ huynh hiểu mặt tích cực khi cho học sinh sử dụng các thiết bị thông tin phục vụ cho học tập và tiếp cận khoa học thông tin.
Hướng dẫn phụ huynh cách quản lí khi học sinh sử dụng điện thoại, máy vi tính, phải có quy định thời gian sử dụng trong ngày.
- Liên hệ với giáo viên khi con em có biểu hiện không tốt.
- Thường xuyên liên lạc với phụ huynh thông báo việc tiến bộ của học sinh.
- Sau 8 tuần đầu, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt về chất lượng học tập tạo được niềm tin tuyệt đối với phụ huynh.
Ngoài việc phối hợp chặt với phụ huynh để quản lí việc học tập của học sinh khi ở nhà, tôi thường xuyên liên hệ với giáo viên dạy môn tin học để theo dõi việc tiến bộ của học sinh.
* Các giải pháp trên tôi đã thực hiện trong năm học ............và thu được kết quả: học sinh ngoan ngoãn, ý thức tốt, phát huy tối đã tính tự giác, tự chủ, sáng tạo trong học tập. Từ đó nâng cao chất lượng học tập.
c/ Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Các giải pháp trên tôi đã lựa chọn và áp dụng trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp các giải pháp tuy có khác nhau nhưng có liên quan đến nhau, hỗ trợ thúc đẩy cho nhau. Nhờ làm tốt giải pháp 1 nên làm tốt các giải pháp 2,3,4. Học sinh phát huy tốt tính tự chủ, tự giác ở giải pháp 2 thì sẽ thực hiện tốt việc tìm hiểu và thu thập thông tin ở giải pháp 3, học sinh thực hiện tốt ở giải pháp 2 và 3 thì sẽ phát huy tốt khả năng sáng tạo cho giải pháp 4. Các giải pháp 2,3,4 thực hiện tốt là nhờ có sự hỗ trợ, thúc đẩy của giải pháp 5.
d/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
Các giải pháp trên tôi đã tiến hành áp dụng từ đầu năm học 2022-2023 và đã thu được kết quả như sau:
- 100% học sinh học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Phát huy tối đa tính tích cực, tự giác, chăm chỉ của học sinh.
- Học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và làm tự chủ kiến thức.
- Phát huy khả năng sáng tạo, kĩ năng đặt câu hỏi và trình bày một vấn đề.
- Học sinh có hứng thú học tập, yêu mến trường lớp.
- Bước đầu có ý thức tập thể và ý thức cộng đồng.
- Biết tiếp cận thông tin qua mạng internet một cách có chọn lọc.
- Học tập có tiến bộ rõ rệt.
-100% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm, tôi thấy người giáo viên chỉ dạy tốt cho học sinh phần kiến thức thôi thì chưa đủ mà còn phải trú trọng phát huy tính tự chủ, tự giác, khả năng sáng tạo ở học sinh cũng mọi năng lực, phẩm chất của học sinh.
Để làm được điều đó tôi đã áp dụng 5 giải pháp.
+ Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của bản thân
+ Giải pháp 2: Biện pháp giúp học sinh phát huy tính tự chủ, tự giác với việc học bài ở nhà
+ Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng kênh thông tin trên internet, tivi để phục vụ và mở rộng bài học.
+ Giải pháp 4: Phát huy tính tự chủ, tự giác, sáng tạo thông qua sinh hoạt theo chủ điểm.
+ Giải pháp 5: Phối hợp với các lực lượng khác để theo dõi sự tiến bộ của học sinh.
Mỗi giải pháp tôi đều thực hiện theo 5 bước.
Bước 1: Xác định giải pháp.
Bước 2: Lập kế hoạch.
Bước 3: Tiến hành thực hiện giải pháp.
Bước 4: Đánh giá kết quả.
Bước 5: Khảo sát kết quả, đối chiếu, so sánh.
Trong quá trình làm và áp dụng tôi đã đưa ra thảo luận với các đồng nghiệp để cùng tìm ra cách làm hay và tốt nhất.
Các giải pháp khi áp dụng không chỉ đạt về kết quả mà còn phải đảm bảo tính năng sư phạm.
* Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh như sau:
- 100% học sinh học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Phát huy tối đa tính tích cực, tự giác, chăm chỉ của học sinh
- Phát huy năng lực đặt và trả lời câu hỏi cho một nội dung.
- Học sinh chủ động học và làm chủ kiến thức.
- Phát huy năng lực giao tiếp, cách trình bày một nội dung.
- Phát huy khả năng sáng tạo trong việc xây dựng tình huống, hay hành động liên quan đến bài học.
- Học sinh biết tìm kiếm các thông tin ở nhiều kênh khác để phục vụ vào bài học.
- Thông qua hoạt động chủ điểm học sinh phát huy năng lực của bản thân từ đó giáo viên kịp thời phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
- Tăng tình đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
- Mang lại kết quả học tập tốt cho học sinh.
Trong suốt quá trình thực hiện tôi luôn gần gũi với học sinh để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của học sinh từ đó kịp thời tìm cách tháo gỡ.
2. Kiến nghị
Để làm tốt công tác giảng dạy và phát huy các mặt về năng lực và phẩm chất cho học sinh tôi xin có một số kiến nghị sau.
* Đối với phụ huynh học sinh:
Hãy quan tâm, giúp đỡ cho việc học tập của con em mình một cách thường xuyên, không nên phó thác cho hoàn toàn cho giáo viên và nhà trường.
* Đối với giáo viên:
Chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn.
* Đối với các cấp lãnh đạo.
Tạo điều kiện tốt nhất có thể để giúp giáo viên an tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
* Tóm lại: Đổi mới toàn diện giáo dục nhiệm vụ hết sức cấp bách hiện nay đối với tất cả các bậc học, trong đó bậc Tiểu học đóng một vai trò quan trọng. Sự phát triển mạnh mẽ của nên khoa nên việc phát huy tính tự chủ, tự học, ứng phó với tình huống là vô cùng cần thiết. Trong phạm vi nghiên cứu này tôi chỉ mới đưa ra được một số giải pháp nhỏ, mỗi giải pháp sẽ đều có tính ưu và tính nhược của nó vậy kính mong các đồng nghiệp góp ý để tôi hoàn thiện thêm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
……, ngày tháng năm 2024
Người thực hiện
Lồng ghép một số trò chơi nhỏ trong bài dạy thể dục nhằm tạo hứng thú cho học sinh
01/04/2025 16:44
Lồng ghép một số trò chơi nhỏ trong bài dạy thể dục nhằm tạo hứng thú cho học sinh
Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 5A4
31/03/2025 17:06
Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 5A4
Một số giải pháp vận phương pháp nhóm giúp học sinh dân tộc thiểu số phát huy kĩ năng làm việc nhóm
30/03/2025 07:53
Một số giải pháp vận phương pháp nhóm giúp học sinh dân tộc thiểu số phát huy kĩ năng làm việc nhóm.
Một số giải pháp phát triển kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5
30/03/2025 11:02
Một số giải pháp phát triển kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5
29/03/2025 14:32
Một số biện pháp dạy môn Lịch sử lớp 5 theo hướng phát triển năng lực giúp học sinh yêu thích môn học Lịch sử
Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5
28/03/2025 07:26
Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5
Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc, nói và nghe trong môn Tiếng Việt 3 theo chương trình GDPT 2018
28/03/2025 09:28
Biện pháp nâng cao kĩ năng đọc, nói và nghe trong môn Tiếng Việt 3 theo chương trình GDPT 2018
28/03/2025 14:09
Biện pháp giúp học sinh tăng cường giải toán bằng hai bước tính góp phần học tốt môn Toán và phát triển năng lực toán học